Kết quả đạt được trong công tác đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Ninh Thuận

0
867

 

+ Đối với hệ phổ thông: Số học sinh các cấp học của tỉnh Ninh Thuận mỗi năm tăng bình quân gần 1.000 học sinh, từ 118.357 học sinh năm học 2000 – 2001 lên 124.783 học sinh năm học 2007 – 2008; riêng cấp trung học thì tăng cho cả hai cấp học, năm học 2000 – 2001, cấp Trung học cơ sở là 30.238 học sinh và ở cấp Trung học phổ thông là 10.478 học sinh thì đến năm học 2007 – 2008 cấp Trung học cơ sở là 45.476 học sinh (tăng 15.238 học sinh tỷ lệ tăng 50,39%) và cấp Trung học phổ thông 18.908 học sinh (tăng 8.430 học sinh, tỷ lệ tăng 80,45%).

Cũng lấy thời điểm năm học 2000 – 2001 và năm học 2007 – 2008 thì số trường phổ thông từ 165 trường lên 203 trường, số giáo viên trực tiếp đứng lớp từ 4.424 người lên 5.507 người.

+ Đối với hệ thống các trường chuyên nghiệp

Trước năm 2001, cả tỉnh chỉ có 01 trường Trung cấp sư phạm, chưa có cơ sở đào tạo nghề chính quy nào thì nay đã có Trường Cao đẳng sư phạm với quy mô đào tạo mỗi năm gần 1.000 sinh viên và Trường Trung cấp Nghề với quy mô đào tạo hàng năm cho tất cả các loại hình đào tạo khoảng 1.000 học sinh, ngoài nhiệm vụ đào tạo giáo viên cho ngành giáo dục, Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận còn liên kết với một số trường Đại học để mở một số lớp Đại học tại chức học tại trường như: Đại học sư phạm, Đại học Luật. Số lượng sinh viên chính quy năm học 2006 – 2007 là 772 học sinh – sinh viên và 104 sinh viên đại học Luật hệ tại chức.

+ Kết quả công tác đào tạo tại các cơ sở giáo dục và đào tạo của tỉnh Ninh Thuận (kèm theo bảng số liệu) như sau:

* Hệ phổ thông:

Qua số liệu trên cho ta thấy, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tương đối ổn định, ở hầu hết các cấp học, chất lượng đào tạo và hiệu quả đào tạo đã được nâng lên theo hướng tích cực và ổn định, đáng quan tâm là ở cấp trung học (Trung học cơ sở và Trung học phổ thông) vì nó là điều kiện quan trọng để phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông, với tỷ lệ tốt nghiệp này sẽ giúp cho các trường chuyên nghiệp đào tạo có chất lượng hơn, đồng thời là nguồn nhân lực rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Ninh Thuận.