Việc hình thành các Tập đoàn kinh tế ở nước ta vừa phải kết hợp các nguyên tắc của thị trường, vừa sử dụng một cách chủ động, linh hoạt các chính sách để tác động tới quá trình này. Đồng thời, Việt Nam cũng cần tham khảo cách thức quản lý các Tập đoàn kinh tế trên thế giới ví dụ như Hàn Quốc và Nhật Bản để tìm ra những giải pháp tối ưu cho mình.
Một là, Chính phủ cần có những chủ trương, chính sách nhằm giúp đỡ các Tập đoàn kinh tế trong việc hình thành và phát triển. Tuy nhiên, sự giúp đỡ này không phải là bằng cách cung cấp cho các Tập đoàn kinh tế những ưu đãi về vốn, thuế khóa… mà không đòi hỏi từ Tập đoàn kinh tế một sự đảm bảo về kết quả hoạt động. Chính phủ chỉ nên là người định hướng cho các Tập đoàn kinh tế chứ không phải là thay Tập đoàn hoạch định chiến lược phát triển, quyết định ngành nghề kinh doanh, phương thức quản lý…Khi hỗ trợ vốn cũng như cung cấp các ưu đãi khác về thuế khoá cho các Tập đoàn, Chính phủ cần đưa ra một mục tiêu cụ thể, có thể là về doanh thu, tỷ lệ xuất khẩu… để buộc các Tập đoàn kinh tế phải nỗ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh tư tưởng "lãi mình hưởng, lỗ có Chính phủ chịu" như tình trạng của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước của Việt Nam hiện nay.
Hai là, Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cho các Tập đoàn kinh tế hoạt động như những thực thể kinh doanh độc lập; nhanh chóng bổ sung các quy định cơ sở đối với việc hình thành Tập đoàn, minh bạch hoá vấn đề sở hữu trong Tập đoàn kinh tế, hướng việc giải quyết mối quan hệ giữa các thành viên trong công ty mẹ – công ty con thông qua cơ chế đầu tư vốn; Xác định rõ nội dung, kể cả phương diện pháp lý như địa vị pháp lý của Tập đoàn kinh tế, quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của các Doanh nghiệp trong Tập đoàn kinh tế, báo cáo hợp nhất, nộp thuế, quan hệ trong nội bộ Tập đoàn kinh tế. Đồng thời, Nhà nước cũng cần nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật. Trước hết, các quyết định ban hành cần đề cập đúng bản chất và đặc thù về mô hình tổ chức quản lý và hoạt động của Tập đoàn. Trong chiến lược phát triển Tập đoàn kinh tế, Nhà nước cần kiểm tra, kiểm soát thị trường bằng những biện pháp mà chúng ta đã cam kết khi gia nhập WTO.
Ba là, quản lý chặt chẽ hoạt động tài chính của các Tập đoàn. Các ngân hàng đều có lợi nhuận khá cao, khả năng huy động vốn lớn, do đó rất nhiều Tập đoàn kinh tế của Việt Nam đã và muốn thành lập ngân hàng của Tập đoàn với hy vọng tiếp cận được với những nguồn tín dụng dễ dàng và rẻ hơn. Mặc dù việc thành lập ngân hàng của Tập đoàn sẽ mang lại nguồn vốn rất lớn cho các Tập đoàn kinh tế nhưng kinh nghiệp thực tế của nhiều nước đã cho thấy Nhà nước nên cấm ngân hàng không được tham gia hoặc tham gia rất ít vào hoạt động của các Tập đoàn. Lý do là vì việc Tập đoàn có ngân hàng là công ty con hoặc ngân hàng và Tập đoàn liên kết với nhau thì khi đó sẽ tạo ra việc tập trung quyền lực quá mức và dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế. Hơn nữa, ngành ngân hàng là ngành hoàn toàn khác với các ngành kinh tế khác. Một ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả tốt phải có đội ngũ nhân sự mạnh, có kiến thức tốt để ngân hàng có thể hoạt động lành mạnh và quản lý tốt những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải. Mặt khác, đối với các ngành khác, nếu một công ty hoạt động không hiệu quả thì phá sản. Việc phá sản như vậy nhiều khi cũng đem lại lợi ích nhất định cho một số ngành. Nhưng đối với ngân hàng, việc phá sản là điều khó chấp nhận được vì nó sẽ tạo ra hiệu ứng gây ra những tác động khó lường đối với nền kinh tế.
Bốn là, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, môi trường pháp lý bình đẳng, có các chính sách khuyến khích đầu tư liên kết để hình thành Tập đoàn kinh tế có năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó cũng rất cần những chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, tạo điều kiện để Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thông tin, cải cách thủ tục hành chính… Đặc biệt là thực hiện những dự án đầu tư để hình thành những công ty có tiềm lực tài chính.
Một số lưu ý khi tìm việc làm tại Nhật Bản dành cho các du học sinh
Tìm việc làm tại Nhật Bản, nếu muốn dễ dàng, nhanh chóng bạn cần thực hiện đầy đủ những bước sau:
1/ Trình độ năng lực tiếng Nhật: sẽ không tìm được công việc mong muốn với mức lương ổn định nếu khả năng tiếng Nhật của bạn bị giới hạn, và việc lựa chọn công việc cũng sẽ trở nên khó khăn hơn.
2/ Luyện tập tác phong làm việc: khi mới sang làm việc tại Nhật thì việc thích hợp với tác phong làm việc của người Nhật là điều hết sức cần thiết.
3/ Cần có sự so sánh khi nhận mức lương khởi điểm: nếu bạn chọn được công việc có mức lương khởi điểm thấp thì cần xem xét đến các chế độ tăng lương, thưởng hàng quý, hàng năm. Tuy nhiên, cũng cần chú ý vào những việc có mức lương khởi đầu cao.
Trên đây, là 3 bước khởi đầu để bạn có thể tìm được một công việc dễ dàng hơn khi làm việc hoặc du học tại Nhật. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm tại các trang web tuyển dụng nhân sự làm việc cho các công ty Nhật Bản tại Việt Nam và Nhật Bản như: www.tbsvn.com.vn.
.