Đánh giá chính sách xuất – nhập khẩu của Nhật Bản

0
834

Ưu điểm: Cơ chế kiểm định hải quan chặt chẽ, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập khẩu, đảm bảo an toàn và y tế cho người dân. Nhật Bản có một chính sách kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu rất khắt khe nhằm không cho hàng kém phẩm chất lọt ra thị trường bên ngoài để giữ uy tín. Chính việc kiểm tra chặt chẽ chất lượng hàng xuất khẩu của Nhật Bản đã làm cho những nhà nhập khẩu tin tưởng vào hàng của Nhật và góp phần thúc đẩy việc tăng xuất khẩu của nước này.

• Nhược điểm: Các quy định về hải quan của Nhật tương đối phức tạp và rắc rối, gây nhiều phiền phức và rất máy móc. Hầu hết các rắc rối về thủ tục hải quan thường xảy ra ở lần đầu tiên. Nói chung, bất kỳ nước nào muốn nhập khẩu hàng hoá cũng phải khai báo hải quan và lấy được giấy phép nhập khẩu sau khi tiến hành kiểm hoá những mặt hàng này. Quy định chế độ cho phép nhập khẩu của Nhật Bản tuy chưa thể hiện sự bất phù hợp với quy tắc WTO, nhưng trong thao tác thực tế vẫn tồn tại cách làm trở ngại đến mậu dịch (Ví dụ, đối với hàng tươi sống, thời gian khi hàng vào cảng đến khi hoàn tất đưa vào lưu thông tương đối dài, rất bất tiện cho vận chuyển hàng tươi sống đóng gói.)

• Thành tựu: Nền kinh tế Nhật Bản lúc đầu cũng chỉ là một nền nông nghiệp chủ yếu dựa vào việc sản xuất các mặt hàng có hàm lượng lao động cao. Nhật Bản đã phát huy sức mạnh truyền thống là một nước chuyên chế biến xuất khẩu các sản phẩm bằng nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, đã được hình thành từ trước chiến tranh nhằm nhanh chóng mở rộng sản xuất và tăng cường xuất khẩu. Với hướng đi đó, Nhật Bản đã nhanh chóng trở thành nước đứng đầu thế giới về sản xuất sợi tổng hợp, cao su, gang, xe ôtô khách và là nước đứng thứ ba trên thế giới về sản xuất bột giấy, phân đạm, xi măng đồng và nhôm. Trong sản xuất công nghiệp, Nhật Bản đã áp dụng chính sách tăng về khối lượng nhưng pahỉ tăng về số lượng sản phẩm mới như cao su tổng hợp, hàng điện tử, hoá dầu…Với hướng đi đó, vào những năm đầu thập kỷ 70 Nhật Bản đã trở thành một trong những nền công nghiệp tiên tiến nhất thế giới. Về xuất khẩu, cho dù giá trị đồng Yên tăng lên nhưng tác động tích cực của sự phục hồi nền kinh tế các nước Đông Nam A, và kinh tế Hoa kỳ tiếp tục mạnh lên đã thúc đẩy xuất khẩu của Nhật Bản tăng nhanh kể từ năm 2001 đến nay. Đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế nói chung của đất nước đạt 0,2% và 0,3% trong các năm tài khoá 1999-2000 và 2000- 2001.

Có thể nói nhân tố chủ yếu quyết định tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong năm 2000-2003 là các biện pháp về chính sách tài chính và khuyến khích xuất khẩu. Nhật Bản tăng cường viện trợ kinh tế cho Đông Nam A và là nước viện trợ chính cho Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan vượt xa cả Mỹ. Viện trợ của Nhật Bản đã tạo thuận lợi cho việc bán các mặt hàng chế tạo của Nhật Bản và thúc đẩy mạnh việc buôn bán của Nhật Bản với khu vực này