Chế độ này bắt đầu từ thời đại Minh Trị thế kỷ XIX, sau Đại chiến thế giới lần thứ hai thì được phổ biến và ứng dụng toàn diện, hiện nay là một loại tập quán xã hội, tuy nhiên chế độ này hoàn toàn không do luật pháp quốc gia quy định. Chế độ tuyển dụng suốt đời của các doanh nghiệp cũng có hình thức ký hợp đồng, nhưng công nhân viên chức khi vào doanh nghiệp thì thường làm việc cho tới khi nghỉ hưu mới thôi. Nhân viên đem một đời mình giao cho doanh nghiệp, ví dụ có nảy sinh bất mãn với doanh nghiệp thì tập quán xã hội cũng bức họ không dễ dàng từ chức. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng không tùy tiện cho nhân viên thôi việc bởi sợ ảnh hưởng tới thanh danh của doanh nghiệp và do chịu áp lực từ quan niệm của xã hội. Chỉ cần nhân viên tuân thủ đúng những quy tắc của doanh nghiệp, không vi phạm hay làm loạn kỷ luật, hoặc doanh nghiệp chưa bị phá sản hay đóng cửa thì doanh nghiệp rất ít cho nhân viên thôi việc. Chế độ này mang lại những lợi ích lớn cho bản thân doanh nghiệp. Giữa doanh nghiệp và nhân viên xây dựng được mối quản hệ ổn định, điều này rất có lợi cho việc phát huy tính tích cực công tác của nhân viên bởi họ không lo bị sa thải, vì thế có tác dụng nâng cao hiệu suất công việc của nhân viên. Doanh nghiệp cũng có kế hoạch bồi dưỡng huấn luấn cho nhân viên mà không lo nhân viên sẽ bỏ sang các doanh nghiệp khác. Chế độ này còn giúp làm giảm những mâu thuẫn phát sinh giữa nhân viên và doanh nghiệp, những xung đột cũng được điều hòa nhanh chóng hơn. Với bản thân doanh nghiệp để có thể phát huy được hết tác dụng của hình thức tuyển dụng này thì doanh nghiệp phải không ngừng cải thiện trình độ quản lý và những chế độ, chính sách cho nhân viên.
– Chế độ đãi ngộ theo thâm niên công tác Do sự khác biệt về triết học quản lý, nếu như ở các quốc gia phương Tây, thực hiện chế độ trả lương theo năng lực làm việc thì ở Nhật Bản thâm niên công tác được lấy làm thước đo đánh giá. Theo chế độ này, căn cứ theo quá trình học, tuổi tác, thâm niên, năng lực, hiệu quả… mà xác định hình thức đãi ngộ cho nhân viên. Chế độ này có tác dụng rất lớn đối với việc kích thích tính tích cực, củng cố lòng trung thành, ngăn ngừa việc nhân viên bỏ việc, dung hòa những mẫu thuẫn xảy ra giữa doanh nghiệp và nhân viên. Chế độ này hiện vẫn đang được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp Nhật Bản.
– Tổ chức công hội Sau Đại chiến thế giới lần thứ hai quan hệ giữa người chủ và nhân viên trong các doanh nghiệp Nhật Bản tương đối căng thẳng. Do đó những năm đầu thập kỷ 50 thế kỷ XX, các doanh nghiệp Nhật Bản đã thực hiện chế độ công hội, về cơ bản mỗi doanh nghiệp lớn đều lập tổ chức công hội. Về sau, tổ chức công hội dần dần được áp dụng tiếp. Tổ chức công hội trong các doanh nghiệp Nhật Bản có hai hình thức áp dụng. Hình thức thứ nhất là thành lập công hội theo đơn vị doanh nghiệp, nhân viên khi được tiếp nhận vào doanh nghiệp, tự động gia nhập công hội và trở thành hội viên. Hình thức thứ hai là các công hội được tổ chức theo loại công việc, theo các ngành nghề, loại công hội này chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số công hội trên toàn quốc (6%, với hội viên chiếm 17%). Tác dụng của tổ chức công hội trong các doanh nghiệp Nhật Bản chủ yếu thể hiện ở việc thương nghị phúc lợi, đãi ngộ lương thưởng, điều kiện sản xuất …của nhân viên trước người thuê mướn lao động, bảo vệ các lợi ích của hội viên công hội, đồng thời tích cực tham gia các hoạt động quản lý doanh nghiệp, hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Thành ngữ "Công hội tồn tại vì công ty tồn tại" mà người ta hay nói đến cũng phản ánh được phần nào sự cảm nhận sâu sắc về mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa Công ty và công hội.