Chất lượng nguồn nhân lực ĐNB

0
891

Về vùng ĐNB : Số người trong độ tuổi lao động và có việc làm ở năm 2008 là

7,86 triệu người, chiếm 53% số dân. Số người có việc làm so với số người trong độ tuổi lao động chiếm 62%. Vùng ĐNB có nguồn lao động rất dồi dào, nguồn lao động này trong vài năm tới khá trẻ. Ðây vừa là lực lượng lao động kế cận to lớn, lại ở trong độ tuổi có khả năng tiếp thu nhanh khoa học, kỹ thuật, do vậy vùng rất có lợi thế về nguồn lực lao động. TP.HCM, Bình Dương và Ðồng Nai là những thành phố, tỉnh có tỷ lệ người trong độ tuổi lao động so với tổng số dân cao hơn cả, tương ứng là 79%, 73% và 72%. Mặc dù vậy, số người hoạt động kinh tế thường xuyên còn chiếm tỷ lệ thấp, trung bình ở Vùng ĐNB đạt thấp hơn 62%. Như vậy có tới 36 – 38% lực lượng lao động trong vùng hiện đang không tham gia các hoạt động kinh tế thường xuyên. Trong số này có khoảng 13% còn đang đi học, 10,8% tham gia công việc nội trợ, còn lại là do già cả, ốm đau, tàn tật hoặc nguyên nhân khác.

Số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên ở Vùng ĐNB là 5,4 triệu người, trong đó tham gia vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp là 2,47 triệu người 

(45,9%), lĩnh vực công nghiệp – xây dựng 1,59 triệu người (29,6%) và lĩnh vực dịch vụ

1,31 triệu người (24,49%). Tỷ lệ lao động tham gia vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp ngày càng giảm (từ 45,9% năm 2000 xuống 23,13% năm 2008) và tỷ lệ lao động trong khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng (CN-XD tăng từ 29,6% năm 2000 lên 35,55% năm 2008, dịch vụ 24,49% – 41,32%). Ðây là biểu hiện tích cực của sự chuyển dịch lao động ở vùng kinh tế hàng đầu ở nước ta. Ngành dịch vụ hiện đang thu hút nhiều lực lượng lao động nhất, chiếm tới 41,32%. Lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, mặc dù đóng góp lớn nhất vào GDP của vùng, song lại lao động đang làm việc xếp thứ 2, chỉ chiếm 32,3%. Ðiều này một mặt cho thấy ngành công nghiệp – xây dựng có mức độ cơ giới hóa cao hơn các ngành khác, mặt khác cho thấy có thể có sự chênh lệch lớn giữa năng suất lao động, thu nhập bình quân của lao động công nghiệp so với các nhóm ngành khác. TP.HCM có cơ cấu lao động khác biệt nhất so với các tỉnh trong vùng, lao động chủ yếu tập trung trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ (chiếm đến 95,84% năm 2008), thể hiện rõ vai trò trung tâm công nghiệp – dịch vụ của vùng ĐNB. 

 

Thư xin việc có thực sự cần thiết ?

Trong thời đại toàn cầu hóa và những ứng dụng từ  mạng trực tuyến như hiện nay thì việc ngồi cặm cụi viết một lá thư xin việc có thực sự cần thiết không? Câu trả lời có thể là:

+ Nếu bạn đang ứng tuyển trực tuyến vào công ty thì sẽ làm theo mẫu sẵn của, ở trường hợp này không cần. 

+ Nếu ở những trường hợp khác thì hồ sơ xin việc của bạn có thêm lá thư xin việc sẽ nổi bật hơn các ứng viên khác. Đây chính là cơ hội tuyệt vời để xây dựng một mối quan hệ mang tính chất chuyên nghiệp với người nhận. Nhớ là hãy viết ngắn gọn, súc tích. Trừ khi nhà  
tuyển dụng 
 yêu cầu cụ thể thì bạn không cần phải đính kèm một thư xin việc riêng rẽ kèm theo bộ hồ sơ. Nhất là đối với các DN Nhật Bản thì việc kèm thêm một lá thư khi bạn xin  
việc làm tại công ty Nhật
sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. 

Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy nhiều thông tin về 
việc làm tiếng Nhật tại TBSVN
– Công ty chuyên tuyển dụng nhân sự cho các công ty Nhật. 

.