Dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi: Những điều ba mẹ cần biết

0
358

Ngoài việc trang bị cho trẻ một nền tảng kiến thức từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì việc dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi cũng là một phương pháp giáo dục đóng vai trò quan trọng trong hành trình trưởng thành của bé. Xã hội vốn dĩ vẫn luôn có nhiều mối nguy hiểm đe dọa đến sự phát triển của bé, việc giáo dục kỹ năng mềm là cách bảo vệ trẻ đúng đắn.

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi tại trường quốc tế VAS

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi tại trường quốc tế VAS

Có quá sớm khi cho trẻ 5 tuổi học kỹ năng mềm

Đây là câu hỏi phổ biến được nhận khi trao đổi về vấn đề liệu 5 tuổi có phải là độ tuổi phù hợp để bé tiếp xúc với các kỹ năng sống hay không. Việc rèn luyện những bài học không nằm trên sách vở chưa bao giờ được xem là quá sớm đối với quá trình phát triển của mỗi con người. Mỗi một kiến thức được học, được tiếp xúc đều trở thành kinh nghiệm quý giá, kỹ năng quan trọng trong hành trình khám phá thế giới, khai phá tiềm lực bản thân của trẻ.

Ngoài ra, một vấn đề luôn được chỉ ra rằng, bộ não của trẻ em có khả năng tiếp thu kiến thức tốt hơn người lớn. Vì thế, không khó để nhận ra nhiều bậc phụ huynh đã tận dụng thời điểm phát triển vàng này để cung cấp cho con những kiến thức vốn được xem càng lớn càng khó tiếp nhận hơn như ngôn ngữ, nghệ thuật.

Cung cấp hành trang kỹ năng cho con chính là một phương pháp giúp con học được cách bảo vệ bản thân, thích nghi được với môi trường và cuộc sống này. Cũng là cách để ba mẹ xây dựng niềm tin để cho con thoải mái khám phá thế giới xung quanh.

>>> Xem thêm: Danh sách các trường quốc tế tốt nhất tại TP.HCM

Những kỹ năng sống trẻ nên tiếp cận từ sớm

Kỹ năng chăm sóc bản thân

Là một trong những kỹ năng ba mẹ cần chú trọng trang bị cho con đầu tiên chính là khả năng tự chăm sóc cơ thể và bảo vệ bản thân trước những mối nguy hại tiềm ẩn trong xã hội. Ở lứa tuổi này, hầu hết trẻ bắt đầu được đi học, do đó quỹ thời gian trẻ rời xa ba mẹ và phải tự thực hiện các hoạt động chăm sóc bản thân cơ bản ở trường nhiều hơn như: Thay đồ, vệ sinh cá nhân, ăn và ngủ. Những hoạt động vốn được xem là bình thường nhưng rất cần sự quan tâm theo dõi chỉ bảo từ ba mẹ để bé hoàn thành một cách tốt nhất trong khả năng của mình.

Bé học cách vệ sinh cá nhân

Bé học cách vệ sinh cá nhân

Kỹ năng bảo vệ bản thân

Việc bắt đầu đi học đồng nghĩa trẻ sẽ tiếp xúc với môi trường xã hội nhiều hơn, gặp gỡ nhiều người khác ngoài ba mẹ nhiều hơn. Do đó việc cung cấp cho trẻ những cách xử lý các tình huống có thể gặp và có thể rơi vào nguy hiểm, một hệ thống các thông tin cơ bản của ba mẹ gồm họ tên, số điện thoại, địa chỉ nhà để trẻ sẵn sàng liên hệ hoặc nhờ sự giúp đỡ của một ai đó bất kỳ khi gặp nguy hiểm là điều cần thiết. Tránh trẻ rơi vào cảm giác lúng túng sợ hãi vì bản thân không tìm được nguồn kết nối về với ba mẹ.

Kỹ năng giao tiếp ứng xử

Lời chào, lời xin lỗi, lời cảm ơn được xem là những kỹ năng giao tiếp cơ bản nhất mỗi người cần biết. Điều này là thước đo nhân cách, giá trị của mỗi con người ở ngoài xã hội. Giúp trẻ biết cách nói chuyện lễ phép, suy nghĩ cẩn thận trước khi nói, tăng sự tự tin lưu loát, biết cách lắng nghe người đối diện giúp con có nền tảng giao tiếp ứng xử tốt trong tương lai và biết được hiệu quả lời nói của mình đến với người khác.

Trao dồi kỹ năng giao tiếp giúp bé tự tin nói trước công chúng

Trao dồi kỹ năng giao tiếp giúp bé tự tin nói trước công chúng

Giáo dục giới tính

Giáo dục giới tính từ nhỏ giúp trẻ có được nhận thức rõ về cơ thể và các giới tính. Ngoài ra, điều này một phần sẽ giúp trẻ đỡ cảm thấy không thích ứng được với những thay đổi đột ngột của bản thân khi đến tuổi vị thành niên.

Kết

Kỹ năng sống của mỗi người cũng chính là khả năng thích nghi để đối phó với nhiều tình huống, nhu cầu khác nhau trong cuộc sống một cách tối ưu. Đây là một dạng năng lực hoàn toàn có thể trang bị ngay từ khi còn nhỏ và dần phát triển hơn trong quá trình trưởng thành. Bài viết này hy vọng có thể cung cấp những thông tin hữu ích trong hành trình dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi của ba mẹ.

>>> Những thông tin hữu ích ba mẹ có thể quan tâm về việc trang bị kỹ năng mềm cho bé.