Tình hình nhập khẩu hàng may mặc của Nhật Bản

0
759

Theo số liệu của Xe.com, tính từ tháng 10 năm 2012 tới tháng 8/2013, đồng Yên Nhật đã giảm 23,4% so với USD và cũng giảm 22,46% so với VND. Trong khi đó, chính sách giảm giá đồng nội tệ để kích thích tăng trưởng kinh tế nhờ vào xuất khẩu của chính phủ Nhật Bản vẫn được tiếp tục kéo dài. Do đó, mức giảm giá của đồng Yên Nhật trong thời gian tới nhiều khả năng vẫn tiếp tục.

So với các ngành hàng xuất khẩu khác, ngành dệt may ít bị tác động vì, bởi vì ngành dệt may Việt Nam vẫn chủ yếu là làm gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài và việc đồng Yên giảm giá cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp được nhập khẩu các NPL giá rẻ từ Nhật Bản. Vì vậy mà doanh nghiệp ngành dệt may không ít bị tác động bởi yếu tố này.

Ngoài ra, theo số liệu thống kê của Hải quan Nhật Bản, trong nửa đầu năm nay, Việt Nam là nhà cung cấp thu được nhiều thành công nhất trong việc gia tăng khối lượng và thị phần xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Nhật.

6 tháng đầu năm 2013, nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản tăng 1,17% về lượng và tăng 17% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,157 tỷ kg và 1.775 tỷ Yên (17,4 tỷ USD). Trong đó, có hơn 140 nước và khu vực tham gia xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Nhật Bản. Trung Quốc là nhà cung cấp hàng dệt may lớn nhất vào thị trường này. Hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 60,74% về lượng và chiếm 70,69% về trị giá tổng nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản. So với cùng kỳ năm ngoái, thị phần hàng dệt may của Trung Quốc tại Nhật Bản đều giảm cả về khối lượng và trị giá.

Nếu xét về lượng, thì Indonesia là nhà cung cấp hàng dệt may lớn thứ hai vào thị trường Nhật Bản, chiếm 6,84%, tăng nhẹ so với mức 6,79% của cùng kỳ năm ngoái và nếu xét về trị giá thì Indonesia chỉ chiếm 3,6% thị phần. Vì vậy xét về trị giá hàng hóa, Việt Nam là nhà cung cấp hàng dệt may lớn thứ hai vào thị trường này, chiếm 6,52% tổng trị giá nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản, tăng khá so với mức 5,78% của cùng kỳ năm ngoái. Thị phần (xét theo khối lượng) của Việt Nam tại Nhật Bản cũng tăng rất mạnh từ mức 4,69% của nửa đầu năm ngoái đã vươn lên 5,36% trong 6 tháng đầu năm nay.

Trong 5 các nhà cung cấp hàng dệt may lớn vào thị trường Nhật Bản nửa đầu năm nay, Việt Nam là nhà cung cấp đạt được thành tích cao nhất, duy trì được đà tăng trưởng xuất khẩu cao cả về lượng và trị giá. Theo số liệu thống kê, nửa đầu năm nay, nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản từ Việt Nam tăng 15,8% về lượng và tăng 31,73% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 62 triệu kg và 115,7 tỷ Yên (1,13 tỷ USD).

Tình hình xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam vào Thị Trường Nhật Bản

Theo số liệu thống kê, trong quý I/2013, xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đã tăng 20% so với cùng kỳ năm 2012, lên 530 triệu USD. Kết quả này đã đưa Nhật Bản trở thành thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai của nước ta, vượt qua cả khối EU. Với mức tăng trưởng cao như hiện nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của ta sang thị trường này sẽ vượt xa thị trường EU.

      Kết quả xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tăng cao chủ yếu do xuất khẩu các mặt hàng như áo thun, áo Jacket, quần, đồ lót của ta tăng mạnh, cụ thể như sau :

+ Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng áo thun của ta sang Nhật Bản đạt gần 100 triệu USD, tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái, và đóng góp trên 30% vào giá trị gia tăng hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản. Riêng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng áo thun đã chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản.

+ Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng áo Jacket tăng đạt 78,5 triệu USD, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2012 và cũng đóng góp tới 29% vào tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của ta sang thị trường này. Trong quý I năm nay, xuất khẩu áo Jacket chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của ta sang thị trường Nhật Bản.

 + Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng quần đạt 95,5 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái và đóng góp 21% vào tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của ta sang thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của ta sang Nhật Bản chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị trường này.

+ Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng váy cũng tăng trưởng rất cao, với tốc độ tăng gần 58% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 21 triệu USD.

+ Bên cạnh đó, xuất khẩu các mặt hàng như đồ lót, quần short, màn tuyn… cũng đạt được các mức tăng trưởng rất cao.

Trong khi xuất khẩu các chủng loại mặt hàng dệt may chủ lực của ta sang thị trường Nhật Bản tăng trưởng rất cao, thì xuất khẩu mặt hàng áo Kimono – của ta sang thị trường này lại giảm, giảm 1,83% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ còn gần 20 triệu USD. Cùng với đó, xuất khẩu áo sơ mi, quần áo vest, quần áo BHLD, găng tay… cũng giảm lần lượt 5%; 2,86%; 7,14% so với cùng kỳ năm 2012, chỉ còn 42 triệu USD; 13,3 triệu USD và 5,7 triệu USD.

Đáng chú ý, xuất khẩu nhóm hàng may mặc gồm áo gối, khăn trải giường, chăn… của ta sang thị trường Nhật Bản lại giảm mạnh, giảm 48% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ còn 9,6 triệu USD.

 

Chủng loại

Quý 1/2013

Quý I/2012

C/lệch về USD

C/lệch về %

Tổng

529.685.826

440.111.265

89.574.561

20,35

áo thun

99.890.361

65.166.381

34.723.980

53,29

Quần

95.584.600

76.630.304

18.954.296

24,73

áo Jacket

78.509.634

52.376.281

26.133.353

49,90

áo sơ mi

42.148.316

44.401.139

-2.252.822

-5,07

Đồ lót

32.805.723

27.889.859

4.915.865

17,63

Khăn bông

23.540.721

21.620.111

1.920.610

8,88

Váy

21.345.575

13.581.564

7.764.011

57,17

áo Kimono

19.764.812

20.132.813

-368.001

-1,83

Quần Short

14.791.269

11.843.771

2.947.498

24,89

Quần áo Vest

13.302.842

13.694.346

-391.504

-2,86

Tại Thị trường dệt may Nhật Bản mặc dù là nước có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai vào thị trường này nhưng Việt Nam bị Trung Quốc (nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất) bỏ xa về kim ngạch, chủ yếu do không thể cạnh tranh về giá và mức độ đa dạng về mẫu mã của nước này.

Tuy nhiên, tăng trưởng của Trung Quốc có xu hướng giảm nhẹ trong những năm gần đây, còn Việt Nam có xu hướng tăng nhẹ, nguyên nhân chủ yếu do giá lao động ở Trung Quốc tăng và xu hướng dịch chuyển mua hàng từ nhiều nguồn cung cấp của tất cả các nước trên thế giới.

Theo các chuyên gia, xuất khẩu sang Nhật Bản đến cuối năm 2013 vẫn ổn định do thị trường Nhật Bản vẫn có nhu cầu cao, các nhà nhập khẩu có xu hướng nhập khẩu nhiều hơn từ các nước Đông Nam Á thay cho Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn chung của xuất khẩu, xuất khẩu hàng dệt may cuối năm ngoái, đầu năm nay gặp nhiều khó khăn do đơn hàng ít, nguồn nguyên liệu không chủ động, chi phí đầu vào tăng cao, trong khi chính sách hỗ trợ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của Chính phủ chỉ có hiệu lực vào tháng 1/2014 để đạt kim ngạch xuất khẩu cao đòi hỏi nhiều nỗ lực của các doanh nghiệp