Thực trạng lao động, việc làm 1991-2000

0
752

* Tổng số người có việc làm: tăng từ 30, 9 triệu lên 40, 6 triệu, tức 32, 2%;giai đoạn 1991-2000 số việc làm tăng bình quân 86, 3 vạn/năm, giai đoạn1996-2000 tăng bình quân 1, 2 triệu/năm.

* Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị: từ 10% năm 1991, giảm xuống 5, 88% năm 1996. Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, năm 2000 tỷ lệ này là 6, 5%.

* Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn: từ 72, 1% năm 1996, tăng lên 74% năm 2000

. * Tỷ lệ lao động qua đào tạo: từ 10% năm 1996, tăng lên 20% năm 2000(trong đó, qua đào tạo nghề khoảng 13, 4% năm 2000).

* Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng lao động cho sản xuất công nghiệp, dịch vụ.

* Kết quả sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước: lao động trong khu vực Nhà nước giảm từ 14, 7%(năm 1991) xuống còn 9%(năm 2000).

* Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thu hút tạo việc làm cho 33 vạn lao động.

2.1.1.1.7- Trình độ tổ chức cuộc sống:

Trình độ tổ chức cuộc sống thể hiện tổng hợp của nhiều tiêu thức phản ánh chất lượng nguồn lao động như: trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật, các yếu tố về tâm lý tập quán… Mặt khác, nó còn thể hiện năng lực vận dụng các yếu tố mang tính tiềm năng của trình độ đó. Trên thực tế, có người học nhiều đạt trình độ bằng cấp cao trên nhiều mặt, nhưng do không có khả năng vận dụng tốt các tri thức đã tiếp thu được, nên trình độ tổ chức cuộc sống vẫn không đạt kết quả tương xứng, tuy nhiên, số đó không nhiều.

+ Về tổ chức sản xuất: Ơ các thành phố lớn và các nghành thương mại, dịch vụ, chất lượng nguồn lao động cao hơn nếu xét trên phương diện tổ chức sản xuất. Điều này phụ thuộc vào chất lượng nguồn lao động về trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và điều kiện của ngành và vùng. Điều này cũng biểu hiện ở tiêu thức tổng hợp là mức thu nhập, tỷ lệ đói nghèo của các vùng và các địa phương. Sự đói nghèo được biểu hiện trên các mặt: thiếu lương thực, thiếu tiền chữa bệnh, nhà ở dưới dạng tranh tre, trẻ em phải bỏ học… Những mức độ đó cũng khác nhau theo từng địa phương.