Một trong những vấn đề đang hot nhất hiện nay trong cộng đồng học sinh/sinh viên Việt Nam đó chính là đi du học tại các nước Mỹ, Canada, Hà Lan, Úc. Nhật Bản,… Với nhiệt huyết tuổi trẻ, tràn đầy năng lượng sẵn sàng học hỏi tiếp thu những kiến thức mới không ngại đi xa để tìm kiếm cho bản thân những thử thách cơ hội mới trong cuộc đời. Các bạn mang trong mình những hoài bão, những ước mơ du học nhưng nhiều lúc chính các bạn chưa năm rõ các thủ tục xét duyệt và các bước chuẩn bị cho hồ sơ du học mà đã bỏ lỡ nhiều cơ hội học tập tại các quốc gia có nền giáo dục hàng đầu. Chính vì vậy, bài viết dưới đây Aduhoc sẽ cho bạn cái nhìn khách quan về các văn bản cần có để chuẩn bị hồ sơ.
Hồ sơ du học cần chuẩn bị những văn bản gì?
Hồ sơ xin học
Bao gồm những giấy tờ cần thiết nộp cho trường để xin nhập học. Về cơ bản, đây những giấy chứng nhận học tập bao gồm:
- Bảng điểm: Đối với hồ sơ xin học ở bậc trung, học sinh sẽ được yêu cầu phải có bảng điểm 3 năm học gần nhất. Ví dụ như bạn là học sinh lớp 9 của một trường Trung học thì bạn phải nộp bảng điểm lớp 6,7 và học kì 1 lớp 8.
- Đối với hồ sơ xin bậc đại học: Thì yêu cầu sinh viên nộp bảng điểm các năm ở trung học. Bậc trung học được tính từ năm lớp 9 đến lớp 12.
- Điểm các bài thi chuẩn tiếng anh: Học sinh cần nộp kết quả một trong 2 bài thi Toefl và Ielts với điểm thi tối thiểu bằng với mức xét tuyển của nhà trường.
- Ngoài ra, một số trường còn bắt buộc học sinh.sinh viên quốc tế phải nộp điểm thi SSAT ( Đối với bậc trung học) và SAT hoặc ACT ( đối với bậc đại học). Đặc biệt hơn là một số trường đại học top đầu có các chương trình học bổng dành cho sinh viên quốc tế, thì điểm SAT/ACT là một trong những tiêu chí xét học bổng.
- Bài luận cá nhân: Một số trường đại học hoặc trung học sẽ yêu cầu thí sinh nộp từ 1 đến 3 bài luận về chính các bạn. Các bài luận đó thường là giới thiệu bản thân, sở thích, ước mơ, kế hoạch tương lai,… và một vài bài luận sẽ viết theo chủ đề do nhà trường đưa ra.
- Giải thưởng, thành tích nghệ thuật, thể thao, hoạt động ngoại khóa: Đây là phần để học sinh thể hiện những thành tích, giải thưởng và những hoạt động đóng góp cho cộng đồng, xã hội nhằm gây ấn tượng với hội đồng tuyển sinh.
- Thư giới thiệu: Một số trường sẽ không bắt buộc học sinh phải có thử giới thiệu của thầy/cô. Tuy nhiên, với các trường top thì thư giới thiệu rất cần thiết trong bộ hồ sơ xin học.
Cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết để nộp đơn xin nhập học tại quốc gia bạn yêu thích.
Hồ sơ xin visa
Sau khi được chấp nhận bởi một cơ sở đào tạo, thì công việc tiếp theo trong bước chuẩn bị hồ sơ du học đó là xin cấp visa du học. Một hồ sơ xin visa cơ bản bao gồm:
- Hộ chiếu ( bản gốc, bắt buộc).
- Thư nhận vào học của trường: Sau khi hoàn thành giai đoạn nộp hồ sơ xin học, bạn sẽ được nhận thư mời nhập học của trường. Trong đó có ghi rõ tên học sinh, chương trình đào tạo, thời gian học, ngày nhập học,….
- I-20: Là giấy chấp nhận học sinh vào học của trường, được gửi cho Sở Di trú Chính phủ, hoặc đại sự quán của đất nước mà bạn theo học. Xác nhận bạn là sinh viên của trường được cấp bằng toàn thời gian tại trường. I-20 sẽ là các thông tin cá nhân của sinh viên, tên chương trình học, thời gian bắt đầu và kết thúc chương trình học, thông tin tài chính,…..
- Bảng điểm/học bạ, kết quả bài thi tiếng anh: Các giấy tờ tiếp theo bạn cần mang đó chính là những văn bản liên quan tới kết quả học tập và các bằng thi chứng chỉ các bài thi Toefl hoặc Ielts. Lí do là đại sứ quán sẽ xem khả năng học tập của bạn để chắc chắn bạn đủ năng lực theo học chương trình tại đó.
- Các loại giấy tờ tài chính: Khi đi phỏng vấn visa, các bộ phỏng vấn sẽ xem xét khả năng tài chính của bạn có đủ để trả chi phí học tập, sinh hoạt hay không. Vì vậy, bạn cần chứng minh khả năng tài chính của mình ít nhất là một năm học.
- Các giấy tờ cá nhân: Chân dung ảnh 4*6 ( 4 tấm), chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân ( photo công chứng trong vòng 6 tháng). Giấy khai sinh ( 3 bản photo công chứng và còn hạn sử dụng). Hộ hộ khẩu ( 3 bản photo công chứng còn hạn sử dụng 6 tháng). Kế hoạch học tập và cuối cùng là mẫu đơn xin visa.
Lưu ý: Tất cả các giấy tờ bạn mang theo khi đi phỏng vấn xin visa đều phải là bản gốc. Để chuẩn bị được bộ hồ sơ du học đầy đủ nhất, bạn có thể liên hệ với Aduhoc tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm xin visa du học tìm hiểu thật kỹ về cách thức chuẩn bị hồ sơ cũng như nhập học nhé.
Xin visa là một điều quan trọng quyết định bạn có trở thành du học sinh hay không
Hồ sơ chứng minh tài chính
Giấy tờ chứng nhận quan hệ giữa người bảo trợ tài chính và du học sinh: Có thể là các giấy tờ, thông tin cá nhân của cha, mẹ, anh chị em, người thân bảo hộ tài chính cho bạn trong quá trình du học.
- Thư cam kết bảo trợ: Họ phải chứng minh có đầy đủ tài chính chi trả cho bạn trong năm học đầu tiên và đảm bảo cuộc sống du học sinh của bạn suôn sẻ không xảy ra các vấn đề gì.
- Giấy CMND của người bảo trợ tài chính
- Các giấy tờ như bất động sản, sổ tiết kiệm. Bảng sao kê lương và giấy chứng nhận kinh doanh ( nếu có)
- Biên lai đóng thuế
- Hợp đồng hạn mức tín dụng,….
Lưu ý: Các giấy tờ trên nộp đều là bản photo công chứng ( 3 bản) và đồng thời không được quá 6 tháng.
Các giấy tờ liên quan tới tài chính cũng bắt buộc có trong hồ sơ du học.
Những điều cần lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ du học năm 2023
Tham khảo kinh nghiệm người đi trước
Để công cuộc trở thành một du học sinh của bạn được suôn sẻ, tiết kiệm thời gian hơn thì bạn lên tham khảo, tìm kiếm kinh nghiệm cho mình từ những website, fanpage,. hoặc các anh chị đã và đang là du học sinh tại đất nước bạn mong muốn học tập. Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều các tổ chức, trung tâm du học, tư vấn tuyển sinh bạn cũng có thể liên hệ với họ, tìm kiếm những tư vấn hỗ trợ trong giai đoạn chuẩn bị hồ sơ du học, hay việc “ săn” học bổng, chi phí du học,….
Xem thêm >>> Aduhoc – chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm khi du học.
Tận dụng các cơ hội hỗ trợ miễn phí
Du học chính là một quyết định quan trọng và đầy thử thách. Bởi nó có thể thay đổi cả cuộc đời của bạn, vì thế bạn cần phải tìm các nguồn tư vấn uy tín để được giúp đỡ tận tình. Hãy tìm cho mình được một địa điểm hỗ trợ được bạn trong quá trình tư vấn, hướng dẫn chọn trường, hỗ trợ làm hồ sơ, và hướng dẫn bạn làm thế nào đạt được học bổng uy tín từ các trường top từ nước ngoài. Đương nhiên, các điều trên hoàn toàn là miễn phí dành cho bạn.
Trang bị các kỹ năng mềm
Đa số các bạn du học sinh thường không chú trọng đến các kỹ năng mềm, lên rất dễ gặp phải tính trạng “ sốc môi trường – văn hóa” khi du học. Chính vì thế, ngay khi còn ở Việt Nam các bạn cần tích lũy cho mình vốn sống và kinh nghiệm sống, các kỹ năng giao tiếp, tự tin thuyết trình trước mặt mọi người và không ngần ngại tiếp xúc những điều mới mẻ, những kiến thức mới, nhưng người bạn mới, cuộc sống mới. Cùng với đó bạn lên tìm hiểu văn hóa – xã hội, con người ở quốc gia mà bạn du học.
Cần trang bị cho mình những kỹ năng mềm để thích ứng kịp thời với môi trường sống mới.
Tổng kết
Trên đây là tất cả các thông tin, văn bản cần chuẩn bị trong hồ sơ du học mà bạn cần phải chuẩn bị. Mong rằng, qua bài viết này sẽ giúp bạn chuẩn bị vững chắc, đầy đủ các kinh nghiệm để thực hiện ước mơ trở thành một du học sinh.