Một trong những vấn đề cần thực hiện trước khi đưa THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ vào hoạt động đó là phải tạo ra được một sự công nhận về mặt pháp lý cho nó. Đây là
một vấn đề có tính bắt buộc đối với tất cả các quốc gia khi tham gia vào
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ bởi đây là tất cả những cơ sở về mặt pháp lý đảm bảo cho các hoạt
động của THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ được thực hiện một cách thông suốt và thống nhất. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ có được chấp nhận và ứng dụng ở nước ta một cách an toàn và hiệu quả hay
không thì một cơ sở pháp lý đủ mạnh để điều chỉnh các quan hệ kinh tế,
thương mại phát sinh trong lĩnh vực này là một điều kiện tiên quyết.
Trước hết, chúng ta cần khẩn trương và tập trung rà soát lại toàn bộ hệ
thống nội luật, các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại và liên quan
tới thương mại, các điều ước quốc tế, các cam kết của Việt Nam trong quá
trình hội nhập vào nền kinh tế – thương mại khu vực và thế giới, làm cơ sở
đánh giá rằng hệ thống quy phạm pháp luật của ta hiện đã đáp ứng được những đòi hỏi của THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, những mặt nào cần phải bổ sung sửa đổi cho phù
hợp, những mặt nào cần nghiên cứu, xây dựng tiến tới thể chế hoá thành luật,
các văn bản dưới luật và một hệ thống chính sách, cơ chế đi kèm nhằm thực
tiễn hoá các văn bản trên trong một lộ trình kế hoạch khung về xây dựng hạ
tầng pháp lý cho việc chấp nhận và ứng dụng THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ở nước ta .
Thứ hai, chính phủ nên tập trung tạo ra môi truờng để thúc đẩy THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
phát triển, việc trực tiếp tham gia vào các hoạt động cụ thể của THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ trong
thời gian trước mắt chỉ để cho khối các doanh nghiệp tiến hành ( ứng dụng chủ yếu vào hình thức B2B ). Quá trình xây dựng nội dung và ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, cơ chế cần hướng vào việc nâng
cao tính tin cậy của việc sử dụng các phương tiện và các phương pháp điện tử
để thực hiện các hoạt động thương mại. Cần thường xuyên cập nhật và hệ
thống các chính sách mã hoá, các quy định về bảo vệ hệ thống sở hữu trí tuệ,
hình thành các bằng chứng điện tử ( trong đó chữ ký điện tử là yếu tố then
chốt ) …để bảo đảm được vấn đề an toàn và bảo mật, bảo vệ bí mật cá nhân, quyền lợi của các chủ thể tham gia vào THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .
Thứ ba tiến hành công khai hoá trong quá trình xây dựng và ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ tư minh bạch hoá các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống
chính sách, cơ chế dự thảo được xây dựng đối với các tổ chức kinh tế – thương mại khu vực và quốc tế thể hiện hệ thống pháp lý của ta vừa có tính
độc lập, vừa là một bộ phận cấu thành thống nhất trong hệ thống pháp lý quốc
tế, gắn liền với tính chất phi biên giới, không phân biệt đối tượng tham gia của Thương mại điện tử.