Trong hoàn cảnh thực tế năm 2009, khi tình hình kinh tế là khó khăn chung cả nước và khó khăn tài chính toàn cầu, FSOFT vẫn đưa ra tuyên bố sẽ không sa thải nhân viên vì lí do tài chính, tuy nhiên Công ty vẫn buộc phải sa thải những nhân viên đã hết hợp đồng. Trước tình hình hiện nay, bản thân các doanh nghiệp cố duy trì một chế độ làm việc suốt đời như các doanh nghiệp Nhật Bản cũng phải có những động thái để cắt giảm nhân viên thì điều mà FSOFT làm cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, từ trước đó FSOFT đã duy trì một chế độ làm việc lâu dài cho nhân viên. Ở Việt Nam việc các nhân viên rời bỏ một doanh nghiệp chuyển sang các doanh nghiệp khác là điều bình thường và việc sa thải một nhân viên cũng không thực sự quan trọng, chỉ cần đúng theo hợp đồng lao động. Ngược lại, FSOFT đã tạo ra được cho mình một lợi thế, đưa ra một chế độ đảm bảo khiến nhân viên gắn bó lâu lài với tổ chức trên cơ sở chế độ này. Đây chính là ưu thế của FSOFT, với các công ty nhỏ khi ít dự án mà dư nhân lực thì bạn rất dễ bị cắt hợp đồng do công ty ko nuôi nổi , nhưng với FSOFT khi công việc không có , bạn sẽ được thuyên chuyển sang bên RAC (Trung tâm đảm bảo nguồn nhân lực FSOFT).
RAC được thành lập từ tháng 07/2007, tập trung và kết hợp giữa chức năng: đảm bảo nguồn đầu vào cho FPT Software (tuyển dụng/đào tạo) và điều tiết nguồn nhân lực hiện có tại các đơn vị. Việc thành lập RAC dựa trên việc nhận thấy các nhân viên nếu đột nhiên rơi vào tình trạng thất nghiệp sẽ nảy sinh tâm lý buồn chán và rời bỏ doanh nghiệp. Hơn nữa, lĩnh vực phần mềm sống dựa chủ yếu vào các dự án, nếu hết một dự án đơn vị này cho nhân viên thôi việc trong khi đơn vị khác lại khó khăn khi tuyển mộ nhân viên cho dự án mới, thực trạng "kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra". RAC là nơi tiếp nhận, đào tạo thêm các kỹ năng cần thiết, để các nhân viên trong thời gian chờ các dự án mới có thể tích lũy thêm nhiều điều có ích cho bản thân và có khả năng tiếp tục ứng dụng vào công việc. Điều này đã khiến cho nhân viên gắn bó với Công ty và yên tâm để phát triển năng lực của mình.